0 lượt xem
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều kiểu sân golf như links course, sân golf chung, sân golf nghỉ dưỡng,…Dù theo phong cách thiết kế nào thì mọi mặt sân đều có đủ các vị trí trong sân golf như tee-box, fairway, green, hole, rough, golf hazards,…Việc xác định đúng từng thành phần của sân golf giúp bạn chọn vị trí chơi chính xác cho từng mục tiêu hơn.
Tee-box hay còn được gọi tắt là tee chính là điểm xuất phát, đánh bóng đầu tiên của người chơi. Thông thường, tee sẽ ở các khu vục có địa hình bằng phẳng, rộng rãi và mỗi lỗ golf nằm trong khoảng số tee từ 3-5. Theo đó, cú đánh đầu tiên ở tee-box cũng được xác định bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như tee shot, teeing hoặc driver.
Tại mỗi khu vực phát bóng, golf thủ sẽ sử dụng những golf tee khác nhau. Cách để phân biệt các tee golf là dựa vào màu sắc gồm tee vàng hoặc đen chuyên dành cho các golfer chuyên nghiệp, có điểm handicap thấp. Tee xanh nằm ở khu vực tiêu chuẩn, phù hợp cho tất cả mọi trình độ. Tee trắng được phân bổ ở những vị trí riêng dành cho người chơi mới và tee đỏ dành riêng cho golfer nữ.
Fairway là khu vực trải dài từ điểm phát bóng xuống tới gần phần green, tuy nhiên đây vẫn là một định nghĩa chưa được thống nhất và công nhận, thậm chí USGA hay R&A cũng chưa đưa ra ý kiến để giải quyết vấn đề này. Vì vậy, tùy thuộc vào kinh nghiệm chơi golf lâu năm, fairway có thể tạm quy ước là khoảng sân cỏ ngắn, mịn nằm giữa tee box và green box của lỗ golf hoặc là khu vực hạ cánh chuẩn xác của những cú đánh tee từ điểm phát bóng đến điểm cuối green.
Cỏ trên mặt sân fairway thường rất ngắn và theo tiêu chuẩn quốc tế của sân golf 9, 18, 36 lỗ sẽ bắt đầu từ điểm phát bóng đầu tiên, bề mặt có thể phẳng hoặc khúc khuỷu để tăng tính thử thách cho người chơi. Vị trí trên sân golf này cũng thiết kế nhiều chướng ngại vật như hố nước, bẫy cát, rừng,…và cỏ cũng nhô cao hơn các khu vực khác.
Green là những khu vực cỏ bao bọc xung quanh hố golf có đặc điểm là phần cỏ Bentgrass rất ngắn giúp cho golf dễ đi vào lỗ. Điều này đồng nghĩa các sân golf phải tốn rất nhiều thời gian và chi phí để cắt tỉa thường xuyên, đáp ứng yêu cầu của sân green tiêu chuẩn.
Tùy thuộc vào chất lượng sân mà vùng green được thiết kế với mức độ khô ráo, chắc chắn và độ dốc lớn. Đây là một trong những vị trí trong sân golf quan trọng nhất, ảnh hưởng đến kết quả của trận đấu nên những khu vực green luôn được người chơi thực hiện cẩn thận và chính xác nhất có thể.
Ngoài ý nghĩa chỉ vị trí, green còn chứa đựng những ý nghĩa khác như tốc độ green đo lường khoảng cách của bóng từ lúc chạm vạch tới khi ngừng hẳn. Green tee là thuật ngữ để nói về mức chi phí tự trả thuê sân tập và thường không có mức giá cố định.
Hole chính là hố golf với đường kính 10,8cm và độ sâu tối thiểu 10cm được bao bọc bởi vùng green. Trên miệng hố sẽ cắm các lá cờ nhỏ để golfer xác định vị trí của hole. Có những quy tắc về màu sắc lá cờ như cờ đỏ là hole nằm trước green, màu xanh là ngược lại và cờ trắng là hole ở giữa. Đối với những người chơi mới cần lưu ý một quy định là nếu quên lấy cờ ra khỏi hố trước khi đẩy bóng vào lỗ thì bạn không thể dịch chuyển cờ trong khi bóng đang di chuyển.
Ngoài những vị trí trong sân golf quan trọng đã giới thiệu phía trên, người chơi cũng nên tìm hiểu thêm một số khu vực khác như rough, hazards và fringer. Trong đó, rough là những đường biên quanh khu vực green, cỏ thường thô cứng và ít được bảo dưỡng thường xuyên. Rough được xếp vào hàng bunker trên sân vì đây là vị trí có tính thử thách cao, rất khó để đưa bóng từ rough vào lỗ.
Hazards là một trong những vị trí trong sân golf giữ vai trò tạo độ khó và thú vị cho cho những người chơi. Bởi lẽ, Hazards thường là ao, hồ, kênh rạch hoặc các hố cát bất kỳ được đặt quanh sân. Tại các điểm này sẽ có lá cờ vàng để đánh dấu giữa người chơi và green hoặc cờ vàng cảnh báo những vật chạy đọc theo chu vi của lỗ golf và không nằm trực tiếp giữa phần tee và green.
Cuối cùng là khu vực gringer hoặc collar bao quanh green với vùng cỏ mọc cao hơn những vị trí khác và thường kéo dài đến các bụi rậm, hàng cây.
Trên đây là một số vị trí trong sân golf quen thuộc mà người chơi có thể nắm bắt để biết được từng đặc điểm, ký hiệu, quy tắc về những khoảng sân để tránh đưa bóng vào những vùng khó. Đừng quên theo dõi và cập nhật thêm nhiều bài viết chia sẻ tips chơi golf hữu ích khác ngay tại Golftech nhé!
Bình luận trên Facebook