Tổng Hợp Những Kiến Thức Cơ Bản Về Golf Cho Người Mới Bắt Đầu

Trước đây, golf là bộ môn thể thao quý tộc, chỉ dành cho người có điều kiện nhưng hiện nay, với mức sống được cải thiện và nhiều lợi ích khác khiến bộ môn này ngày càng thu hút đông đảo người chơi. Với những người mới bắt đầu, tìm hiểu các kiến thức cơ bản về golf là yêu cầu bắt buộc nếu muốn chơi tốt. Cùng Golftech tìm hiểu nhanh qua những khái niệm, thuật ngữ quen thuộc nhất.

Xem thêm:

+ Cách phân biệt 6 loại sân golf phổ biến trên thế giới

+ Top 4 golfer đứng đầu danh sách golfer thu nhập khủng nhất thế giới

1. Lịch sử hình thành và phát triển của bộ môn golf

Sự ra đời của golf tới nay vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Theo như nhiều nghiên cứu môn thể thao golf có xuất xứ tại Scotland vào thế kỷ 15. Một ý kiến khác cho rằng golf có xuất xứ từ thị trấn Paganica miền Nam nước Ý. Sau đó nó được lan rộng ra khắp châu Âu từ thế kỷ thứ 1 TCN. 

Cũng có nghiên cứu cho rằng golf có xuất xứ từ bộ môn chùy hoàn – một trò chơi tại Trung Quốc từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 14. Ngay tại Anh cũng có một trò chơi có cách thức chơi tương tự với golf là Cambuca. Sự tranh cãi nảy ra khiến các nhà nghiên cứu khó lòng khẳng định được sự ra đời chính xác của golf. Không chỉ trên thế giới ngay tại Việt Nam, trò chơi “đánh phết” cũng có cách chơi tựa như golf.

Lịch sử hình thành và phát triển của bộ môn golf

Tại Trung Quốc cũng có một bộ môn có cách thức chơi tương tự golf

2. Golf là gì

Golf là môn thể thao ngoài trời sử dụng gậy để đưa bóng vào các lỗ golf đã được thiết kế sẵn. Những người tham gia sẽ lần lượt đưa bóng và lỗ theo luật chơi như:

  • Stroke play: Người thắng cuộc được xác định bằng cách tính số gậy đã sử dụng để đưa bóng vào lỗ, ai có số gậy thấp hơn sẽ giành chiến thắng. 
  • Match play: Người có tổng điểm thắng tại mỗi hố golf cao nhất sẽ giành chiến thắng. 

Sân golf được thiết kế thành nhiều vùng các khác nhau với các cấu trúc 9 lỗ, 18 lỗ hoặc 36 lỗ. Tương ứng với mội thiết kế lỗ golf sẽ có các vị trí quy định để phát bóng (gọi là tee box hoặc tee) và một nơi chứa gỗ golf – putting green. 

Giữa các vị trí phát bóng và khu vực putting green sẽ được thiết kế đa dạng các loại địa hình với thảm thực vật đa dạng như: khu vực cỏ ngắn (fairway), khu vực cỏ dài (rough), hố cát, các chướng ngại vật khác, v.v. Những dạng địa hình được sắp xếp tự nhiên, không theo một quy tắc cố định nên sẽ tạo nên cảm giác hứng thú, khó đoán cho người chơi.

Sân golf được thiết kế theo một số quy chuẩn nhất định

Sân golf được thiết kế theo một số quy chuẩn nhất định

Ở giữa vị trí phát bóng và khu vực putting green sẽ là các dạng địa hình khác như: fairway (khu vực có cỏ ngắn), rough (khu vực có cỏ dài), hố cát và các chướng ngại vật khác ( nước, đá, bụi cỏ,…). Sự sắp xếp các chướng ngại vật cũng là tùy biến không theo quy chuẩn cụ thể nào, chỉ tuân theo theo bản thiết kế của loại sân mà nhà thiết kế đặt ra.

3. Tổng hợp các kiến thức cơ bản về golf  

Dưới đây, Golftech sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc tính của sân golf 9 lỗ và 18 lỗ để dễ dàng phân biệt và nắm bắt cách chơi:

  • Sân 18 lỗ cho phép dừng trận đấu khi có golfer hoàn thành đủ 18 lỗ, mỗi người chơi có quyền chơi 1 lần ở mỗi hố golf
  • Mỗi vòng đấu sẽ có 1 – 4 người chơi
  • Thời gian 1 vòng chơi cho sân 18 lỗ là 4 tiếng, sân 9 lỗ là 2 tiếng 
  • Để hoàn thành hố golf, người chơi đánh bóng từ tee box, vượt qua các chướng ngại vật để đưa bóng đến được putting green. 

Đây không chỉ là hướng dẫn và quy định về cách chơi mà còn là một trong những kiến thức cơ bản về golf mà bạn cần nắm rõ trước khi đi vào luyện tập. Luật golf được ban hành bởi Hiệp hội golf Hoa Kỳ (USGA) và the R&A, tương ứng với mỗi lỗi vi phạm sẽ có hình phạt khác nhau. 

Bên cạnh tuân thủ nguyên tắc chơi golf, ban cũng cần tôn trọng những quy tắc ứng để tạo ra môi trường luyện tập và thi đấu lành mạnh, văn minh để mọi người tham gia đều cảm thấy thoải mái nhất. 

3. Cần chuẩn bị gì khi chơi golf

Golf là bộ môn thể thao đòi hỏi cao về kỹ thuật và trang bị để luyện tập, thi đấu. Dưới đây là những dụng cụ không thể thiếu để bắt đầu hành trình chinh phục bộ môn này:

4.1. Gậy golf 

Gậy đánh golf gồm nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất là gỗ hoặc sắt để có độ bền cao và nhiều thuộc tính nổi bật khác. Trong đó, các loại gậy dài chuyên dụng cho các đường bóng xa và ngược lại.

  • Gậy gỗ (gậy Wood): Hay còn được biết đến là gậy drive, được làm từ gỗ có phần cán (shaft) dài để đưa bóng đi xa
  • Gậy sắt (gậy Iron): Là gậy thân ngắn, chuyên dùng cho mọi vị trí trên sân, đặc biệt là các cú swing khi tiếp cận green. Mỗi chiếc gật iron đều có độ loft khác nhau vì nó được chia sử dụng trên nhiều dạng địa hình như bãi cát, vùng green, khu vực chướng ngại vật, v.v. 
  • Gậy hybrid: Loại gậy này là sự kết hợp giữa các ưu điểm của gật sắt và gậy gỗ, có thể dùng ở mọi vị trí trên sân nên vô cùng thích hợp cho những người mới chơi. 

Ở mỗi vòng chơi sẽ có những luật lệ, quy định khác nhau về cách sử dụng, thay thế gậy mà bạn cần tuân thủ. 

4.2. Bóng golf

Bóng golf có cấu tạo đặc biệt để tăng độ nảy, hạn chế lực cản khí động học và các tác động từ môi trường để có quỹ đạo bay đúng ý nhất. Bóng hình cầu, bên ngoài màu trắng được làm từ cao su ép bọc nhựa cứng từ surlyn. Toàn bộ bề mặt có thêm các rãnh lõm hỗ trợ bóng bay xa hơn. 

Ngoài kiểu bóng truyền thống, một số loại bóng golf còn được sản xuất với nhiều màu sắc đa dạng như đỏ, vàng, v.v. Tuy nhiên, do sân cỏ có màu xanh nên bóng trắng vẫn là nổi bật nhất, phù hợp để luyện tập, thi đấu. 

4.3. Tee golf

Khi nhắc đến các kiến thức cơ bản về golf cần biết, không thể bỏ qua khái niệm tee golf. Nó là phần giá đỡ bóng để người chơi thực hiện cú swing và cũng được xem là vị trí để phát bóng. Tee box chỉ được dùng trong lần đánh đầu tiên tại điểm phát bóng và không áp dụng cho những lần đánh tiếp theo.

Luật chơi golf

Luật chơi được lập ra và quản lý bởi The R&A và Hiệp hội golf Hoa Kỳ (USGA)

5. Những kiến thức cơ bản về sân golf cho người mới 

Hiện nay, có rất nhiều loại sân golf khác nhau phù hợp với nhu cầu và tính chất luyện tập, thi đấu. Dưới đây là một số kiến thức cơ bản về golf khi tìm hiểu về sân golf như sau:

5.1. Sân golf mini

Sân tập mini là mô hình sân golf thu nhỏ với diện tích chỉ từ 4-6m2 có thể đặt trong khuôn viên nhà riêng, vô cùng tiện lợi để bạn và gia đình luyện tập, giải trí với nhau. Với hình thức sân golf này, bạn có thể giảm thiểu chi phí thuê sân và nhiều chi phí dịch vụ phát sinh khác. Tuy nhiên, nhược điểm là bạn không thể trải nghiệm được cảm giác đánh bóng trên các sân golf thực thụ và khó có cảm giác bóng tốt nhất. 

5.2. Sân golf cỡ nhỏ

Ngày nay, mô hình sân golf cỡ nhỏ 3D đang là xu hướng được nhiều công ty, cơ quan hoặc tư gia đầu tư với diện tích thoải mái từ 40-50m2. Loại sân golf này được khuyến nghị cho nhân viên công ty hay gia đình đông thành viên cùng nhau trải nghiệm, thư giãn sau giờ làm việc căng thẳng. Bạn có thể chọn loại sân golf 3D dạng uốn lượn, hình vuông hoặc hình bầu dục, v.v. 

5.3. Sân golf chuyên nghiệp ngoài trời

Sân golf ngoài trời là loại sân phổ biến nhất hiện nay với cấu trúc, thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, có thể làm nơi để tổ chức các giải đấu golf chuyên nghiệp. Với tổng diện tích lên đến hàng chục nghìn ha tùy vào quy mô đầu tư, các loại sân cỏ chia thành nhiều khu vực  như 9 lỗ, 18 lỗ, 27 lỗ, 36 lỗ, v.v. 

Bóng golf có nhiều màu sắc nhưng phổ biến nhất là màu trắng

Bóng golf có nhiều màu sắc nhưng phổ biến nhất là màu trắng

Hy vọng với những kiến thức cơ bản về golf trên đây của Golftech đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để hiểu hơn về bộ môn này. Hẹn gặp lại các bạn ở nhiều bài viết chia sẻ hấp dẫn, thú vị khác tại Golftech nhé!

Để luyện tập được tốt nhất, bạn hãy lắp đặt ngay cho mình 1 phòng tập golf 3D ngay tại nhà hoặc đến tập luyện và vui chơi tại phòng golf GOLFTECH để tăng cường kỹ thuật của bản thân. Tham khảo ngay dịch vụ của GolfTech gồm:

>>> Chơi golf 3D theo giờ

>>> Lắp đặt phòng golf 3D

Hãy liên hệ ngay với Hotline của chúng tôi 0969944151 để được tư vấn ngay trong 5 giây. GolfTech nhận thiết kế và thi công phòng golf 3D tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng …. và tất cả các tỉnh thành khác trên toàn quốc.

Bình luận trên Facebook